Giá trị thẩm mỹ – trồng ngoại thất
Cây ngọc lan ta có nguồn gốc ở Ấn độ. Ở Việt Nam, có khoảng 20 loài thuộc chi Ngọc lan. Có khoảng 5 loài được trồng phổ biến khắp cả nước vì hoa thơm. Cây được trồng với mục đích làm cây công trình, trồng sân vườn, cây làm bóng mát, cây đường phố,…
Ở Huế, có 2 loại được trồng nhiều là ngọc lan hoa vàng hay ngọc lan hoa trắng.. Cây ngọc lan hoa trắng hay còn gọi là ngọc lan ta được trồng phổ biến hơn. Ở một số lăng tẩm của các vị cua triều Nguyễn, nhiều cây Ngọc lan ta đã qua tuổi cổ thụ.
Cây ngọc lan vừa cho bóng mát vừa cho hoa thơm lan tỏa. Hoa với sắc trắng tinh khôi làm cho cảnh quan thêm phần trang nghiêm. Chính vì vậy, cây thường được trồng ở tiền đình cảnh quan nhà phật. Ở chính điện chùa Bảo Quốc có trồng hai cây Ngọc lan ta cổ thụ, tỏa rợp bóng. Khi tới mùa hoa khoảng độ tháng 2 – tháng 6 hằng năm, cây ra hoa thơm ngát một vùng trời.
Ngọc lan ta thuộc loài cây địa thụ cho hoa đẹp, cành lá sum suê, tán rộng che mát. Cây thường xanh ít rụng lá theo mùa và có mùi thơm nhẹ và thanh khiết. Cây rất được ưa chuộng trồng trang trí ngoại thất, công viên, vườn cảnh.